Điển-cố (tiếp theo và hết)

 

 

Tháng này, xin các bạn cho NBĐ nói tiếp về công-dụng của sự dùng điển, lấy chữ trong Truyện Kiều.     

 

Dùng điễn, lấy chữ khéo làm cho câu văn gọn gàng, ít chữ mà nhiều ư. Tỉ như hai chữ “Xiếu- mẫu ” đă dẫn tháng trước dùng để nói đến một bậc ân-nhân đă có ḷng cứu giúp kẻ cùng khốn th́ thật là gọn mà bao-hàm được nhiều ư nghĩa.

 

Nhiều khi làm văn, nếu dùng lời nói thường mà diễn-đạt ư-tưởng th́ lời văn nhạt nhẽo vô-vị ; bằng khéo dùng một điển ǵ hoặc một chữ ǵ khiến cho người đọc phải nhớ đến một sự-tích xưa hoặc một câu văn cũ th́ lời văn thành ra đậm đà lư-thú. Khi Kim-Trọng muốn nói ư ḿnh vẫn ước ao được nghe tiếng đàn của nàng Kiều mà hạ câu

                            

                                      Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ

 

đề nhắc lại việc Chung-tử-Kỳ, bạn tri-âm của Bá-Nha là một tay danh cầm đời Xuân-thu, khi nghe tiếng đàn của bạn mà biết được rằng trong trí bạn đương nghĩ đến nước hoặc núi, th́ lời văn kín đáo và có ư-vị biết chừng nào !

 

Làm văn có khi phaỉ nói đến những việc khó nói, nếu dùng lời thường th́ hoặc thô-tục, hoặc sỗ-sàng. Gặp những chỗ ấy mà khéo dùng điển, lấy chữ, th́ tuy ư-tứ vẫn được rơ-ràng mà lời văn lại thành trang nhă ; khi nàng Kiều thấy Kim-Trọng có y lả-lơi, nàng nói mấy lời này để cự-tuyệt

 

         Thưa rằng : đừng lấy làm chơi,

     Dẽ cho thưa hết mọi nhời đă nao!

          Vẻ chi một đoá yêu đào,

     Vườn hồng đâu dám ngăn rào chim xanh!

           Đă cho vào bực bố kinh,

      Đạo ṭng phu, lấy chữ Trinh làm đầu.

            Ra tuồng trên bộc, trong dâu,

      Th́ con người ấy ai cầu làm chi !

 

 

Dùng chữ “yêu đào” để nói cái thân ḿnh là một người con gái trẻ tuỗi, chữ “chim xanh” để nói đến người t́nh nhân, chữ “bố kinh” để nói đến đạo làm vợ, chữ “trên bộc, trong dâu” để nói đến thói dâm-bôn th́ thật là lời nói kín dáo nhă-nhặn biết chừng nào!

 

      Điển-cố nhiều khi lại là chứng-cớ trong văn-chương nữa. Tục ngữ đă có câu  nói có sách, mách có chứng. Lắm khi làm văn, cần phải dẫn lời hoặc sự-tích xưa để chứng-minh cái lư của ḿnh. Dùng điển, lấy chữ cũng là một cách dẫn chứng, tuy không dẫn nguyên cả câu văn cổ hoạc kể rơ một việc cũ, nhưng cũng làm người đọc phải nhớ đến câu ấy, việc ấy mà thừa nhận cái ư-tưởng của ḿnh. Như khi Thúc-sinh muốn lấy nàng Kiều làm thiếp, nàng c̣n e nỗi vợ cả ghen mà nói

 

                                                          Thế trong dù lớn hơn ngoài,

                                                          Trước hàm sư tử gửi người đằng la

 

th́ hai chữ “sư tử” nhắc đến hai câu thơ của Tô Đông-Pha giễu một người bạn sợ vợ ( chợt thấy sư-tử Hà-Đông rống, tay rơi gậy chống, bụng rối beng ), làm cho cái ư của nàng ( Kiều ) muốn nói mạnh lên nhiều.

 

           Tóm lại mà nói, sự dùng điển-cố có công-dụng lớn trong văn chương . Tuy vậy, cách dùng điển-cố nên cho vừa phải, không nên lạm dụng quá mà làm cho lời văn v́ thế thành ra tối nghĩa ; phài cho đích đáng ; nghĩa là lời xưa hoặc việc xưa ḿnh lấy làm điền-cố phaỉ hợp với ư ḿnh muốn nói, phaỉ cho tự-nhiên, không nên câu-nệ cầu-kỳ quá, lại phaỉ cho thích-hợp với lời văn ; giọng văn, v́ có chỗ dùng chữ thường lại hăy hơn dùng điẻn-cố, phaỉ cho mới-mẻ biến-hóa, không nên dùng nhiều những chữ sáo. Lại một điều nữa là trong nền văn cũ của ta, không những văn chữ Hán mà cả đến văn nôm, các cụ thường lấy điển và chữ ở các thơ, văn, sử, truyện của Tàu, mà ít khi lấy ở các sử sách và tục ngữ, ca-dao của ta, để cho người đọc vừa dễ hiểu vừa nhớ đến lịch-sử văn-chương của nuớc ta:  đó cũng là một khuyết-điểm đáng tiếc vậy.

 

            NBĐ nhắc lại lời yêu-cầu quí bạn đọc lại bài  “ parler de sexe sans le dire”, ra mắt qúy bạn trong trang GM số 42,  ngày 18 tháng bảy, năm 2004, dưới ng̣i bút của Hữu Ngọc.

Và nếu c̣n vương-vấn với nàng Kiều như NBĐ, xin đọc thêm bài “Kiều , le paradoxe” cũng trong trang
GM số 42.