Điển-cố.

 

      Các văn-sĩ Tàu và ta, khi viết văn, thuờng mượn một sự-tích xưa hoặc một câu thơ, câu văn cổ để diễn t́nh ư của ḿnh, nhưng không kể rơ việc ấy hoặc dẫn cả nguyên-văn, mà chỉ dùng một vài chữ để ám-chỉ đến việc ấy hoặc câu văn ấy. Cách làm văn ấy có thể gọi chung là dùng điền cố. Nhưng nói tách-bạch ra th́ có hai phép : một là dùng điển ; hai là lấy chữ.

 

                                        Cách dùng điển

A.  Định nghiă :

điển là một chữ hoặc một câu có ám-chỉ đến một việc cũ, một sự-tích xưa khiến cho người đọc sách phaỉ nhớ đến việc ấy, sự-tích ấy mới hiểu được ư-nghĩa và cái lư-thú của câu văn.Dùng điển chữ nho gọi là dụng điển hoặc sử sự ư nói sai khiến việc đời xưa cho nó có thể ứng-dụng vào bài văn của ḿnh.

 

Thí dụ : trong Truyện Kiều, lúc nàng Kiều báo ơn bà Giác Duyên, nàng nói :

     

                          Ngh́n vàng gọi chút lễ thường

                          Mà ḷng Xiếu-mẫu mấy vàng cho cân.

 

Hai chữ ngh́n vàng  và Xiếu-mẫu ứng nhau mà thành điển, nhưng chữ ấy nhắc đến một việc chép trong sử Tầu : lúc Hàn-Tín c̣n hàn-vi, một hôm đói, bà Xiếu-mẫu cho ăn một bữa cơm ;  về sau, Tín làm nên phú-quí, trả ơn bà một ngh́n vàng.

 

B. Ở đâu ra ?

Các điển có thể ám-chỉ đến các việc thực chép trong sử, truyện, hoặc đến các việc hoang- đường kỳ-dị chép ở các truyện cổ-tích, thần-tiên, tiểu-thuyết …

 

Thí dụ : chữ Xích-thằng hay chỉ hồng dùng để nói đến việc hôn-nhân :

 

         Dù khi lá thắm chỉ hồng ( Truyện Kiều ) ,

    Nàng rằng :  Hồng-điệp xích-thằng ( Truyện Kiều ) ,

                 là do ở tích Vi-Cố chép trong T́nh-sử.

 

                              

                                           Cách lấy chữ.

 

 

Lấy chữ là mượn một vài chữ ở trong câu thơ hoặc câu văn cồ để đặt vào câu văn của ḿnh, khiến cho người đọc phải nhớ đến câu thơ hoặc câu văn kia mới hiểu được cái ư ḿnh muốn nói.

Thí dụ : trong Truyện Kiều, tác-giả , tả cái sắc đẹp của nàng Kiều, viết câu

 

                          Một hai nghiêng nước nghiêng thành ,

   Bốn chữ « nghiêng nước nghiêng thành » là lấy ở hai câu ca của Lư-diên-Niên : «  Nhất cố khuynh nhân thành , tái cố khuynh nhân quốc » ( Ngoảnh lại một cái làm nghiêng thành, ngoảnh lại cái nữa làm nghiêng nước ).

   Lại trong bài Văn tế trận vong tướng-sĩ, nói đến cái chết của các tướng-sĩ, có những câu : « nắm lông hồng theo đạn lạc tên bay ; …phong da ngựa mặc bèo trôi sóng vỗ ». Mấy chữ « nắm lông hồng » là lấy ở câu của Tư-mă-Thiên : « người ta ai cũng phải một lần chết , nhưng có cái chết nặng như núi Thái-sơn, có cái chết nhẹ như lông chim hồng » ; c̣n mấy chữ « phong da ngựa  » là lấy ở câu nói của Mă-Viện : « làm tài trai nên chết ở chốn biên-thùy , lấy da ngựa bọc thây mà chôn mới là đáng trọng ».

 

 

                                                                         Theo lời giảng của  GS    Dương-quảng-Hàm .

 

 

Tháng sau , Nguyễn bá Đàm xin kết- thúc lời bàn văn học với một vài công-dụng của sự dùng điển , lấy chữ trong Truyện Kiều và khuyến-khích bạn đọc lại bài  « parler de sexe sans le dire » trong GM số 42 dưới ng̣i bút của  Hữu Ngọc