Thầy Thọ

 

Khi được hỏi đến các thầy tôi đă theo học năm xưa tại trường, tôi không có kỷ niệm nào thật xâu đậm. Có lẽ tại trong lớp, tôi nằm trong đám ‘số đông thầm lặng‘, không có ǵ nổi bật (về mặt tốt cũng như mặt xấu) để làm các thầy phải đặc biệt để ư đến, và do đó, ngược lại, tôi cũng không chú ư lắm đến các thầy cô dạy ḿnh.

Có một thầy làm tôi nhớ đến. Đó là thầy Ngô xuân Thọ, dạy tiếng Việt năm Terminale. Tại trường JJR môn đó được coi như một môn sinh ngữ, là môn duy nhất được giảng bằng tiếng Việt, tất cả các môn khác đều được dạy bằng tiếng Pháp. C̣n một môn, Histoire du Viet Nam (Lịch Sử VN 1giờ/tuần) cũng do một thầy người Việt dạy nhưng tôi không nhớ rơ được dạy bằng tiếng nào.

Là người Việt, lại học tiếng Việt như một sinh ngữ nên tôi, cũng như phần lớn các bạn, có khuynh hướng coi thường môn phụ này, v́ nghĩ rằng đương nhiên chẳng cần học cũng biết, chẳng phải luyện cũng giỏi ! Và v́ thế, tôi sao nhăng việc trau dồi tiếng mẹ đẻ để đến nỗi, có khi trong giao tiếp giữa bạn VN với nhau, phải chêm vào vài từ tiếng Pháp mới diễn đạt được ư, làm cho đôi khi bị lầm tưởng là ḿnh hợm hĩnh, muốn khoe ta đây học trường tây, giống Tây ! Cũng v́ lư do đó mà vốn về văn hóa, lịch sử Việt Nam tôi tiếp thu được trong các năm tháng đó thật nghèo nàn, khi tôi mới xuất ngoại du học, tôi thường lúng túng mỗi khi được các bạn ngoại quốc đề cập, hỏi tới.

Tôi quả t́nh không c̣n nhớ nhiều đă học được những ǵ của các thầy dạy tiếng Việt (mà thực chất là dạy Việt văn v́ h́nh như không có chương tŕnh rơ ràng cho môn này), chỉ c̣n nhớ là năm đó thầy Thọ đă dành rất nhiều thời gian, có lẽ là gần hết một học kỳ, để giảng bài ‘Kẻ Sĩ’ của Nguyễn công Trứ. Thầy giảng đi giảng lại, bắt học thuộc ḷng bài thơ dài dằng dặc này. Bài thơ khô khan, khó hiểu v́ chứa đựng nhiều điển tích xưa lại c̣n có thêm nhiều chữ Hán rắc rối, bí hiểm làm suốt trong mấy tuần liền, cả lớp phải ngao ngán hầu như cuối cùng không c̣n ai ghi chép bài trong khi thầy vẫn say sưa giảng thao thao bất tuyệt, giọng sang sảng. Rồi việc ǵ phải đến đă đến : kết quả kiểm tra của học kỳ đó thật thảm hại, ngay cả đối với các tṛ xuất sắc, đại đa số trong lớp chỉ đạt điểm 01 /20 ! Thật là tai hại, cả lớp bàng hoàng đau đớn, không ai lường được hậu quả thảm khốc của một môn thường được cho là ngon ăn, kiếm điểm cao dễ dàng, vẫn hay được dùng để bù điểm cho các môn hóc búa khác.

Bây giờ 40 năm sau, nghĩ lại, tôi không chắc rằng người đau ḷng và buồn nhất lúc đó là học tṛ, mà có lẽ chính là Thầy. Cầm bút phê vào những bài làm rỗng tuếch mà lẽ ra, nếu không tiếp thu được ư của Nguyễn công Trứ th́ ít nhất cũng phải phản ảnh được phần nào tâm tư Thầy gửi vào, chắc Thầy đă thật thất vọng v́ lầm khi đă đánh giá quá cao lũ trẻ tinh hoa kia của đất nước. V́ cũng phải biết rằng, ‘dân học trường tây’ chúng ta, phần lớn xuất thân từ tầng lớp xă hội trung lưu lúc bấy giờ, thường được coi là thành phần ưu tú, sẽ là trụ cột của đất nước mai sau.

Tôi không biết thầy Thọ tiếp tục dạy tại trường JJR tới khi nào, chỉ biết lúc tôi hồi hương năm 1972, khi t́m hỏi thăm đến các thầy, tôi được biết Thầy không c̣n ở trường nữa. Người nói Thầy bị bệnh tâm thần thỉnh thoảng gặp đi lang thang ngoài đường phố, kẻ bảo Thầy đă vào bưng hoạt động cho phía bên kia …

Tôi chép lại dưới đây gửi các bạn bài ‘Kẻ Sĩ ‘ để tưởng nhớ tới Thầy, viết những ḍng này mà ḷng không khỏi thấy bâng khuâng, áy náy.

Nghiêm Anh, promo 1964


________________________
 


Kẻ Sĩ


Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên,(1)
Có giang sơn th́ sĩ đă có tên,
Từ Chu Hán, vốn sĩ này là quư.

Miền hương đảng đă khen rằng hiếu nghị,
Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường.
Khí hạo nhiên, chí đại chí cương,
So chính khí đă đầy trong trời đất.

Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất,(2)
Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn,(3)
Xe bồ luân(4) dầu chưa gặp Thang, Văn,
Phù thế giáo một vài câu thanh nghI .

Cầm chính đạo để tịch tà, cự bí,
Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên.(5)
Rồng mây khi gặp hội ưa duyên
Đem quách cả sở tồn làm sở dụng.

Trong lang miếu ra tài lương đống,
Ngoài biên thùy rạch mũi can tương.
Làm sao cho bách thế lưu phương,
Trước là sĩ sau là khanh tướng.

Kinh luân khởi tâm thượng,
Binh giáp tàng hung trung.
Vũ trụ chi gian giai phận sự,
Nam nhi đáo thử thị hào hùng.(6)

Nhà nước yên mà sĩ được thung dung,
Bấy giờ sĩ mới t́m ông Hoàng Thạch.(7)

Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch,
Tiêu dao nơi hàn cốc , thanh sơn,
Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn,
Đồ thích chí chất đầy trong một túi.
Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi tới,
Gẩm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh,
Này này sĩ mới hoàn danh.


Nguyễn công Trứ


(1) Tuớc có 5 bậc th́ sĩ cũng nằm trong đó ; dân có bốn nghề th́ sĩ đứng đầu tiên

(2) bồng tất là tên hai loài cỏ ; cả câu chỉ chốn thảo dă kẻ sĩ ẩn thân lúc chưa gặp thời

(3) Điếu Vị : tích Lă Vọng xưa ngồi câu trên sông Vị ; canh Sằn : tích Y Doăn xưa làm ruộng ở đất Sằn.

(4) bồ luân : xe nhà vua thường dùng để đi rước người hiền về giúp nước.

(5) Ngăn sóng dữ để giữ ǵn trăm ḍng sông.

(6) Việc chính trị đă định sẵn trong ḷng ; việc giáp binh đă sắp sẵn trong bụng ; việc đời đều coi là phận sự của ḿnh ; làm trai như thế mới đáng mặt hào hùng.

(7). Cuối đời nhà Tần, Trương Lương đi chơi ở đất Hạ B́, đến Dĩ Kiều gặp ông lăo ( sau được tôn là Hoàng Thạch Công) trao cho quyển Binh Thư Tam Lược mà dặn : « đọc kỹ sách này sau có thể b́nh thiên hạ » . Đúng,theo lời dặn của ông,Trương Lương sau này có công lớn trong việc giúp Lưu Bang lập nên nhà Hán.